Bạn đang xem bài viết 2 cách làm thạch rau câu hình con cá chép cúng bàn thờ gia tiên ngày lễ tại Đà Lạt Tùng Trinh bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Thạch rau câu hình con cá chép

2 cách làm thạch rau câu hình con cá chép cúng bàn thờ gia tiên ngày lễ

Với những ngày lễ Tết, việc chăm chút bàn thờ gia tiên không chỉ mang ý nghĩa sâu sắc mà còn là một trong nhiều việc giúp trang hoàn bàn gia tiên thêm đẹp mắt. Hôm nay cùng Đà Lạt Tùng Trinh vào bếp học ngay 2 cách làm thạch rau câu hình cá chép đẹp mắt cúng bàn thờ gia tiên nhé!

Các công thứcCác công thức khác
  • Thạch rau câu hình cá chép

  • Thạch rau câu cà phê hình cá chép

1. Thạch rau câu hình cá chép

Thạch rau câu hình cá chép

Nguyên liệu làm Thạch rau câu hình cá chép
Cho 3 người


Bột rau câu dẻo 10 gr(Bột rau câu Jelly)

Đường 160 g

Màu thực phẩm đỏ – vàng 1 ít

Nho khô 1 ít

Nước 700 ml

Hình nguyên liệu

Nguyên liệu làm thạch rau câu hình cá chép

Dụng cụ thực hiện

Nồi, muỗng, khuôn hình cá chép loại nhỏ,…

Cách chế biến Thạch rau câu hình cá chép

  • Nấu thạch rau câu

    Cho vào nồi 700ml nước, sau đó bạn cho từ từ 10gr bột rau câu dẻo vào và đồng thời khuấy đều tay cho hỗn hợp tan vào nước.

    Tiếp đến bạn đặt lên bếp đun với lửa vừa trong khoảng 8 – 10 phút cho nồi rau câu sôi bùng lên, lúc này bạn hạ lửa nhỏ vừa rồi vừa khuấy vừa cho vào nồi 160gr đường đến khi đường tan hoàn toàn rồi đậy nắp đun với lửa nhỏ thêm 1 phút rồi tắt bếp.

    Để rau câu trên bếp để giữ nóng, tránh làm cho rau câu bị đông trước khi đổ khuôn nhé.

  • Sơ chế nho khô và pha màu thạch

    Nho khô bạn cắt nhỏ để làm phần mắt cá, nếu bạn dùng khuôn cá chép lớn bạn có thể để nguyên 1 trái nho khô làm mắt nhé.

    Tiếp đến bạn múc 1 vá canh phần rau câu đã nấu ra chén, sau đó lấy nho khô chấm 1 ít rau câu rồi gắn vào phần mắt cá chép của khuôn.

    Tiếp đến bạn cho vào chén rau câu vừa múc 1 ít màu vàng thực phẩm. Sau đó bạn dùng cọ nhúng hỗn hợp rau câu màu vàng rồi quét 1 lớp lỏng phần sóng lưng cá chép ở khuôn cá.

    Múc thêm 1 vá rau câu vào chén mới, thêm vào 1 ít màu đỏ thực phẩm rồi quét vào các phần như đầu đuôi và thân sao cho xen kẽ với màu vàng giúp cho cá chép loang màu như cá chép Koi đẹp mắt.

  • Đổ khuôn

    Khi phần màu rau câu trong khuôn hơi khô một chút thì bạn múc từ từ phần rau câu vào từng khuôn cá. Đổ đầy rau câu vào khuôn rồi để ở ngoài cho nguội hẳn.

    Sau đó bạn cho khuôn cá vào ngăn mát tủ lạnh trong 2 – 3 tiếng đồng hồ cho rau câu đông hoàn toàn.

    Lúc này, bạn chỉ cần bạn lấy thạch ra khỏi khuôn vậy là bạn đã hoàn thành xong món thạch rau câu cá chép rồi đấy.

  • Thành phẩm

    Thạch cá chép có màu sắc loang giữa đỏ và vàng giúp món thạch vô cùng bắt mắt, chắc hẳn sẽ khiến bạn bàn thờ gia tiên nhà bạn thêm phần rực rỡ và “tròn đầy” hơn.

    Món thạch rau câu hình cá chép này không chỉ hoàn hảo ở phần nhìn mà khi ăn sẽ cảm thấy nhận được sự dẻo mềm, thơm ngon cực bắt miệng.

2. Thạch rau câu cà phê hình cá chép

Thạch rau câu cà phê hình cá chép

Nguyên liệu làm Thạch rau câu cà phê hình cá chép
Cho 3 người


Bột rau câu giòn 25 gr(bột rau câu Agar)

Đường 300 gr

Nước cốt cà phê đen 100 ml

Nước cốt dừa 300 ml

Sữa đặc 200 ml

Nước lọc 1.8 lít

Hình nguyên liệu

Nguyên liệu làm thạch rau câu cà phê hình cá chép

Dụng cụ thực hiện

Nồi, muỗng, chén, khuôn hình cá chép loại lớn,…

Cách chế biến Thạch rau câu cà phê hình cá chép

  • Pha và ngâm bột rau câu

    Đầu tiên bạn cho vào nồi 25gr bột rau câu giòn Agar cùng 300gr đường rồi trộn đều.

    Tiếp đến bạn cho 1.8 lít nước lọc vào rồi khuấy đều cho phần đường và rau câu tan vào nước.

    Ngâm rau câu trong khoảng 30 phút để rau câu nở. Việc ngâm rau câu này giúp bột rau câu nở, rau câu trong và không làm thành phẩm rau câu bị chảy nước nhiều.

  • Nấu nước cốt dừa

    Trong quá trình chờ rau câu nở, bạn tiến hành nấu nước cốt dừa nhé. Cho vào nồi 300ml nước cốt dừa, bật vừa nhỏ rồi thêm 200ml sữa đặc vào và khuấy cho phần sữa tan hoàn toàn vào nước cốt dừa.

    Sau khoảng 5 – 7 phút, lúc này hỗn hợp nước cốt dừa sôi nhẹ lăn tăn, nóng vừa đủ thì bạn tắt bếp.

  • Nấu rau câu

    Sau khi ngâm rau câu 30 phút, bạn đặt nồi rau câu lên bếp và nấu với lửa lớn. Trong khi nấu bạn nhớ khuấy đều để tránh làm rau câu bị cháy ở đáy nồi nhé.

    Khi rau câu sôi bùng lên thì bạn bớt bỏ phần bọt rau câu bỏ đi rồi hạ lửa vừa rồi nấu thêm khoảng 2 phút. Trong khi nấu bạn cũng khuấy đều hỗn hợp rau câu nhé.

    Sau 2 phút, phần rau câu trong và hơi sánh lại thì bạn hạ nhỏ lửa nhất để giữ nóng phần rau câu không bị đông khi đổ khuôn nhé.

  • Pha rau câu cà phê và cốt dừa

    Ở bước này, bạn múc vào 2 chén mỗi chén khoảng 800ml rau câu vừa nấu.

    Tiếp đến bạn cho vào chén thứ nhất 100ml nước cốt cà phê đen vào rồi khuấy đều. Với chén thứ 2 bạn cho vào hỗn hợp nước cốt dừa vừa nấu rồi khuấy đều.

  • Đổ khuôn

    Đổ hỗn hợp rau câu cà phê vào khuôn cá. Khi phần rau câu trong khuôn se mặt, dùng ngón tay đụng nhẹ vào mặt rau câu không bị dính thì bạn cho tiếp hỗn hợp rau câu cốt dừa vào khuôn thật nhẹ nhàng.

    Tương tự khi lớp cà phê se mặt lại, bạn tiếp tục đổ nhẹ nhàng lớp rau câu cốt dừa lên trên. Làm tương tự các lớp như vậy đến khi đầy khuôn.

    Ở mặt rau câu cuối cùng, bạn dùng muỗng hớt phần bọt li ti đi để phần rau câu của mình mịn hơn nhé. Sau đó bạn để rau câu ở ngoài nhiệt độ phòng khoảng 30 phút – 1 tiếng cho rau câu đông lại thì cho vào tủ lạnh để làm đông hoàn toàn nhé.

    Sau khoảng 2 – 3 tiếng làm lạnh, bạn chỉ cần lật ngược khuôn và lấy phần rau câu hình cá chép ra ngoài. Vậy là đã hoàn thành xong món thạch rau câu cà phê cá chép rồi đấy.

  • Thành phẩm

    Thạch rau câu cà phê hình cá chép với màu đen của cà phê xen kẽ giữa màu trắng của nước cốt dừa khiến món rau câu vô cùng đẹp mắt và sang trọng.

    Đặc biệt với cách làm này, rau câu của bạn sẽ không hề bị tách lớp mà lại còn dẻo mềm, thơm ngon với vị ngọt đắng hòa quyện cực kì tuyệt vời đấy!

Cách đổ thạch rau câu ngon không bị tách lớp

  • Khuấy liên tục rau câu trong quá trình nấu để tránh rau câu bị khét và cháy ở đáy.
  • Đối với phần nước rau câu chưa dùng đến, bạn nhớ đậy kín nắp nồi, phủ kín khăn để hỗn hợp luôn được ấm nóng và không bị đông lại.
  • Với rau câu nhiều lớp, bạn nên chờ lớp thứ nhất đóng váng lại, hơi cứng trên bề mặt rồi mới cho tiếp lớp thứ 2 lên trên. Tránh tình trạng lớp thứ nhất còn lỏng đã cho lớp thứ 2 lên trên, chúng sẽ nhanh chóng bị hoà lẫn vào nhau.
  • Hoặc nếu lớp rau câu đã bị đông hoàn toàn, bạn có thể dùng tăm xăm đều lên bề mặt rồi mới đổ lớp kế tiếp vào. Làm như vậy rau câu sẽ không bị tách lớp.

Biên tập bởi Nguyễn Thị Hồng Hạnh • Đăng 20/09/2021

Cảm ơn bạn đã xem bài viết 2 cách làm thạch rau câu hình con cá chép cúng bàn thờ gia tiên ngày lễ tại Đà Lạt Tùng Trinh bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.