Bạn đang xem bài viết Cách làm rau câu nhiều màu sắc giòn ngon đẹp mắt nhìn là thích ăn là mê tại Đà Lạt Tùng Trinh bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Cách làm rau câu nhiều màu sắc giòn ngon đẹp mắt nhìn là thích ăn là mê
Món tráng miệng được xem như là món ăn rất đặc sắc có thể gắn kết thêm tình cảm của các thành viên trong gia đình với nhau sau mọi bữa cơm. Chắc chắn trong số đó không thể bỏ qua món rau câu nhiều màu sắc đâu nhỉ. Nào cùng bắt tay vào bếp ngay thôi nào!
Nguyên liệu làm Rau câu nhiều màu sắc
Cho 3 người
Bột rau câu giòn 25 gr(1 gói)
Hoa đậu biếc khô 10 gr
Lá cẩm 30 gr
Lá dứa 100 gr(2 bó)
Nước cốt dừa 250 ml
Đường 500 gr
Cách chọn mua hoa đậu biếc khô
- Hoa đậu biếc khô bạn có thể tìm mua phổ biến nhất là mua ở các siêu thị và sẽ luôn yên tâm bởi có nguồn gốc đồng thời cũng dễ dàng kiểm tra được hạn sử dụng của sản phẩm như thế nào.
- Ngoài ra có thể tin dùng ở các chợ truyền thống để tìm mua. Tuy nhiên vẫn chọn nơi uy tín, đặc biệt quan sát cẩn thận hoa đậu biếc có bị mốc hay không.
- Bên cạnh đó trên các trang các mạng thương mại điện tử cũng được bày bán rất nhiều. Chỉ cần tìm nơi có thương hiệu và tiến hành đặt hàng là sẽ được giao ngay tận nơi.
Bột rau câu là gì? Sự khác nhau giữa rau câu giòn và rau câu dẻo
- Bột rau câu được làm từ các nguyên liệu thiên nhiên ví dụ như rong biển, táo,…mỗi loại rau câu có thể được tạo từ nhiều thành phẩm khác nhau nhưng thường có nguồn gốc từ các loại thực vật thiên nhiên.
- Bột rau câu thành dùng để làm các món thạch, nhờ tính chất kết dính với nhau tạo nên kết cấu đông nhưng dẻo và dai rất đặc biệt của món thạch.
- Bột rau câu có 2 loại gồm: Bột rau câu dẻo (bột Carrageenan hay jelly) và bột rau câu giòn (Agar)
- Bột rau câu giòn sẽ tạo độ đông đặc, cứng nhẹ cho thành phẩm. Trong khi đó, bột rau câu dẻo sẽ tạo được độ mềm mại, núng nính cho thành phẩm hơn so với bột rau câu giòn.
Dụng cụ thực hiện:
Máy xay sinh tố, nồi, kéo, khuôn, rây lọc,…
Cách chế biến Rau câu nhiều màu sắc
-
Ngâm bột rau câu
Lấy 1 cái nồi cho 25gr bột rau câu giòn, 500gr đường và 1.5 lít nước khuấy đều hỗn hợp lên rồi để yên cho bột rau câu nở trong vòng 30 phút.
Mách nhỏ: Để bột rau câu không bị vón cục nên đảo đường và bột thật đều rồi mới thêm nước vào.
-
Lọc nước màu
Dùng kéo cắt nhuyễn lá cẩm cho vào 1 cái nồi cùng 300ml nước. Bắc lên bếp đun với lửa nhỏ trong vòng 10 – 15 phút. Nước chuyển màu đỏ thì tắt bếp đem lược nước cốt lại.
Tiếp theo để 10gr hoa đậu biếc vào chén với 250ml nước sôi ngâm 10 – 15 phút. Sau đó dùng rây cũng lọc lại phần nước cốt.
Còn lá dứa mua về bỏ gốc rửa sạch cắt nhuyễn rồi cho vào cối xay sinh tố cùng 250ml nước tiến hành xay nhuyễn. Khi hỗn hợp đã mịn thì dùng rây hoặc khăn sạch lược lấy nước cốt lại là được.
Mách nhỏ:
- Muốn màu lá dứa được đẹp hơn đồng thời giảm bớt vị đắng hãy dùng nước ấm ngâm trước 5 – 10 phút rồi mới xay.
- Nếu không có máy xay bạn có thể lấy nước cốt bằng cách giã nhuyễn lá dứa đến khi nát rồi trộn với nước sau đó đem lược lại là được.
-
Nấu rau câu và pha màu
Sau khi bột rau câu đã nở bắc nồi bột rau câu đã ngâm lên bếp cùng lửa lớn vừa trong vòng 10- 15 phút.
Khi rau câu bắt đầu sôi giảm xuống lửa nhỏ nấu thêm 5 phút thì tắt bếp chia thành 4 phần bằng nhau ra tô.
Tiếp theo cho 250ml nước lá cẩm, 250ml nước hoa đậu biếc, 250ml nước lá dứa và 250ml nước cốt dừa lần lượt vào các phần rau câu đã được chia ra rồi tiến hành khuấy đều để hỗn hợp được hòa tan.
Mách nhỏ:
- Để màu của nước cốt dừa đẹp mắt không có cặn li ti thì trước khi cho nước cốt vào nên để yên 10 – 15 phút cho cặn được lắng xuống dưới.
- Rau câu sẽ trong suốt không bị đục thì khi nấu nhớ hớt bọt đi nhé.
-
Đổ khuôn và làm đông rau câu
Khi đã nấu xong 4 phần rau câu, bạn chuẩn bị 1 cái khuôn rồi cho lớp rau câu hoa đậu biếc vào đầu tiên rồi để hơi đông lại lại trong vòng 5 – 7 phút thì tiếp tục đổ lớp rau câu lá dứa.
Tiếp đó là lớp rau câu cốt dừa và lá cẩm. Bạn có thể đổ các lớp màu rau câu tùy thuộc vào sở thích của mình nhé.
Mách nhỏ:
- Để các lớp không bị trộn lẫn với nhau bạn có thể kiểm tra độ đông đặc của rau câu bằng cách dùng tay sờ vào nếu thấy khô và còn hơi dính là được rồi nhé.
- Trước khi đổ 1 tầng màu rau câu, bạn nên đem đun ấm phần màu rau câu đó để tránh rau câu bị đông lại trước khi đổ khuôn.
- Khi cho từng lớp vào khuôn không nên đổ 1 lần quá mạnh tay mà nên múc từng vá nhẹ nhàng.
-
Thành phẩm
Món thạch rau câu nhiều màu sắc với ánh nhìn đầu tiên đã lập tức hớp hồn mọi người ngay lập tức. Từng lớp xen kẽ với nhau đủ màu vô cùng bắt mắt và hấp dẫn.
Rau câu cắn đến đâu là cảm nhận được sự dai giòn đến đó. Rau câu không quá ngọt làm giảm bớt đi độ ngán và các lớp đậm vị tự nhiên không hề có các phẩm màu nên ngon vô cùng.
Tất nhiên món rau câu sẽ ngon hơn khi được dùng lạnh. Nào hãy thưởng thức và trò chuyện ngay cùng gia đình đi thôi!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cách làm rau câu nhiều màu sắc giòn ngon đẹp mắt nhìn là thích ăn là mê tại Đà Lạt Tùng Trinh bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.