Chi tiết bài viết

Mẹ bỉm sữa cần chú ý điều này khi nấu cháo cho bé ăn dặm

30/08/2021

Giai đoạn ăn dặm chính là thời điểm mà bé bắt đầu làm quen với thức ăn thô và bổ sung dưỡng chất ngoài sữa mẹ. Đây là thời điểm mà các mẹ cần tạo sự yêu thích của bé với đồ ăn, tránh tình trạng bé kén ăn sau này. Sau đây là 5 lưu ý khi cho bé ăn dặm mà mẹ cần quan tâm. 

5 lưu ý khi nấu cháo ăn dặm cho bé

Bổ sung chất xơ trong các món cháo

Có rất nhiều bà mẹ chỉ chú trọng vào việc bổ sung các chất béo hoặc canxi cho con mà quên rằng, trẻ rất cần chất xơ để cân bằng đường ruột. Việc sử dụng nước hầm xương để nấu cháo cho trẻ ăn dặm tuy không sai nhưng chưa đủ. Mẹ nên tập thói quen đưa thêm rau củ vào bữa ăn của con để tăng cường nhu động ruột, giúp bé tiêu hóa tốt, ăn ngon chóng lớn. 

chao an dam co chat xo

Trong cháo ăn dặm của bé phải đầy đủ chất dinh dưỡng

Không những thế, các loại rau củ còn có màu sắc bắt mắt sẽ kích thích trí tò mò của trẻ, khiến trẻ hào hứng hơn với những bữa ăn hàng ngày. 

 

>>> Đọc ngay: Bật mí 8 cách chọn rau củ quả tươi ngon cực kỳ đơn giản

Bổ sung chất béo trong các món cháo

Chất béo từ xương, mỡ động vật thường rất khó hấp thu với hệ tiêu hóa còn non trẻ của bé. Đồng thời những chất béo này còn chứa hàm lượng cao acid béo bão hòa, không tốt cho sức khỏe của trẻ sau này.

Chính vì vậy, mẹ hãy bổ sung chất béo vào bữa ăn của trẻ bằng cách thay thế chất béo động vật thành chất béo thực vật. 

Một muỗng thực vật như dầu vừng, dầu đậu nành, dầu đậu phộng, dầu olive,... được thêm vào cháo sau khi nấu chín vừa giúp cháo có hương vị thơm ngon, lại còn có thể bổ sung chất béo cần thiết cho hoạt động mỗi ngày của trẻ. 

Chú ý về gia vị và lượng cháo

Với trẻ từ 6-9 tháng tuổi, lời khuyên tốt nhất chính là cho bé ăn cháo không có gia vị. Đây là thời điểm bé làm quen với thức ăn khác ngoài sữa mẹ, nếu lạm dụng gia vị sẽ khiến trẻ mắc các bệnh về tiêu hóa, đường ruột,....Nếu mẹ muốn món cháo không quá tẻ nhạt, thì có thể cho thêm một lượng phô mai vừa phải vào cháo.

gia vi cho chao an dam

Chú ý lượng gia vị thêm vào trong cháo của bé

Giai đoạn từ 9 tháng đến 1 tuổi, mẹ bắt đầu có thể nêm gia vị vào bữa ăn của trẻ. Mẹ có thể nêm một vài giọt nước mắm vào cháo cho bé. Tuy nhiên, đừng quá lạm dụng gia vị trong bữa ăn dặm của trẻ. Vì ở giai đoạn này, bé không hề có khái niệm về một bữa ăn “đậm đà”. Việc nêm nếm quá nhiều gia vị sẽ gây áp lực lên gan, thận và hệ tiêu hóa còn non ở trẻ, dễ gây ra các bệnh lý nguy hiểm sau này. Vì vậy mẹ nên cân nhắc thật kỹ nhé! 

Ở mỗi giai đoạn khác nhau thì nhu cầu của bé cũng khác nhau. Hãy cho trẻ ăn từ từ từng chút một, đừng nhồi nhét hoặc ép bé ăn nhiều, sẽ tạo nên áp lực tâm lý không đáng có cho bé về sau.

>>> Bạn nên đọc:Tổng hợp 6 loại khoai được ưa chuộng nhất hiện nay

Chú ý về nguyên liệu kết hợp với cháo

Nguyên liệu kết hợp cũng là một lưu ý khi cho trẻ ăn dặm quan trọng trong quá trình ăn dặm của trẻ. Thời điểm bắt đầu, mẹ nên chọn những loại rau củ có màu sắc bắt mắt để thu hút trẻ, đồng thời, không nên sử dụng các thực phẩm đậm mùi như hành, tỏi,.. 

Khi bé đã ăn quen, bạn có thể kết hợp thêm với các thực phẩm khác như đậu hũ, thịt nạc, cá, tôm,... để món ăn thêm đa dạng. 

Cháo của bé nên đầy đủ 4 nhóm thực phẩm

Điều quan trọng nhất trong quá trình ăn dặm của trẻ là mẹ phải đảm bảo được sự cân bằng của 4 nhóm dưỡng chất là: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.

4 nhóm chất này đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong sự phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần của trẻ. Chính vì vậy, mẹ hãy tham khảo và xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé sao cho chế độ ăn của bé luôn được cân bằng hợp lý cả 4 nhóm thực phẩm này nhé! 

>>> Xem ngay: Điểm danh các món ăn từ cà rốt baby

Một vài món cháo ăn dặm mà bé rất thích

Mẹ có thể bổ sung một vài món cháo đơn giản nhưng hấp dẫn và đầy đủ dinh dưỡng dưới đây vào thực đơn ăn dặm của trẻ. 

chao an dam rau cu

Sử dụng cháo các loại rau củ giúp bé phát triển tự nhiên

Cháo cà rốt + bắp cải 

  • Cà rốt, bắp cải luộc chắt ra nước dashi
  • Xay nhuyễn cháo và cà rốt, bắp cải đã luộc cùng 1 muỗng canh nước dashi. 

Cháo yến mạch + bí đỏ

  • Yến mạch ngâm với nước ấm trong 30 phút. 
  • Bí đỏ luộc chín, chắt nước. 
  • Xay nhuyễn yến mạch, bí đỏ cùng một thìa canh nước bí luộc. 

Cháo thịt gà + bí đỏ và phô mai

  • Bí đỏ luộc chín, chắt lấy nước dashi
  • Thịt gà hấp chín, sau đó băm/ xé nhỏ 
  • Rây cháo và bí đỏ, sau đó trộn đều với thịt gà xé và phô mai. 

>>> Có thể bạn quan tâm:5 cách chế biến món khoai tây bi ăn không lo ngán

Mua rau củ nấu cháo cho bé ăn dặm an toàn

Trẻ em là đối tượng cần sử dụng những nguyên liệu an toàn và xuất xứ hoàn toàn tự nhiên trong mỗi bữa ăn để đảm bảo sức khỏe sau này. Đứng trước sự tràn lan của những thực phẩm không rõ nguồn gốc, mẹ nên ưu tiên chọn những nông sản an toàn, được chứng nhận kiểm định, không sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản thực vật tại rau củ Đà Lạt Tùng Trinh để đảm bảo an toàn cho sự phát triển của trẻ mỗi ngày. 

Xem thêm các loại rau củ quả tươi sạch của Đà Lạt Tùng Trinh tại đây!

Viết bình luận
Zalo Đà Lạt Tùng Trinh 0388071995
popup

Số lượng:

Tổng tiền: